Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0

    Xuân Bát Tràng Khai Tuệ

    Có gì lạ không mà một ngôi làng nhỏ nằm trên dải đất bồi của sông Hồng, nơi phù sa rừng già tụ lại trư*ớc khi dồn tinh tuý về kinh thành Thăng Long, lại sinh ra Trạng nguyên Giáp Hải (1506 – 1585), một trong sáu vị trạng nguyên của đất Thăng Long và tám vị tiến sĩ , với gần chục danh nhân còn l*ưu tiếng thơm? Có gì lạ không mà Bát Tràng hôm nay, nh*ư một bức tranh tứ bình, bốn mùa đổi nhịp bốn mùa xôn xao, rạng ngời bản hoà tấu sắc màu của những men Rạn, men Ngọc, men Lý, men Nâu, men Chảy... chuốt đất già thành dáng thanh xuân bay cùng vũ trụ?Xuân này, đi giữa Bát Tràng lộng gió sông Hồng hoang vu thổi lại, có ai ngoái nhìn một tấm ảnh Bát Tràng ngày xuân 1959, ngư*ời đàn bà Bát Tràng khăn vuông đen mỏ quạ, mải mê chuốt men trên những chồng bát ăn cơm d*ưới mái tranh xơ xác? Xuân này, có ai đi trong lối ngõ sâu hun hút chỉ vừa một ngư*ời đi, trong làng cổ Bát Tràng mà nghĩ về bóng dáng ngư*ời đàn bà đội từng thúng than, từng thúng bát, đĩa, độc bình, ấm chén Bát Tràng... lầm lũi từ các lò gốm đi ra?Những người đàn bà ấy, sau gần nửa thế kỷ chống chọi với sấm sét, bão giông, đã hoá thân thành “thiên thần có cánh”. Nàng bay đi, bay vào không gian xanh lấp lánh mà làm giàu cho mình bằng hành trang “nghề gốm Bát Tràng” mà tổ tiên và cha mẹ nàng gửi lại, cách đây đã hơn năm trăm năm. Nàng là hiện thân của mảnh gốm Bát Tràng, đư*ợc nhào nặn từ đất, nư*ớc, lửa, gỗ, sắt mà thành. Đó là nhịp điệu âm d*ương ngũ hành (Kim , Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) hơn năm trăm năm qua đã âm thầm tuôn chảy trong lòng đất Bát Tràng và trong từng li ti huyết mạch của nàng.Thoảng nhớ lại những năm trư*ớc, lúc nàng chuẩn bị cất cánh bay tới chân trời xa xôi (Mỹ, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan...) mang đôi bình cổ men Lý kiêu sa của vua chúa đời Trần sang “đổi đất lấy vàng”, nàng đã mua lại ngôi nhà cụ Tú, cổ xư*a nhất của làng cổ Bát Tràng làm bến đậu ngày trở về... Ngôi nhà ngói nâu gỗ nâu trầm ấm, năm gian hai trái, có vư*ờn cây, hồ nư*ớc, trên mái ngói thanh thoát gió sông Hồng có đấu sĩ (đấu gỗ hình chữ Sĩ, chỉ nhà có học mới làm đư*ợc đấu sĩ trên nóc). Ngôi nhà có khám thờ thơm hư*ơng khói như* cất giữ tinh hoa của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mà những linh hồn thân thư*ơng ấy luôn chở che nhắc nhở nàng:Vững vàng đứng giữa trời mây
    Chứng nhân sừng sững vần xoay với đời.


    (Phạm Huy Thanh)
    <font color="#0000FF">Nghe tiếng gọi hồn xư*a, nàng bay đi và lại trở về. Ngày về, nàng đã khắc hoạ đư*ợc bóng mình lộng lẫy giữa gió sư*ơng và cát bụi, nóng lửa Bát Tràng, trong dáng đứng thẳng ngay, năng động, biến đổi từng ngày theo nhịp điệu ngũ hành của làng gốm Bát Tràng. Để đến Xuân này, nàng có thể nói với chúng ta rằng:

    - Một ngày không xa nữa, đồ gốm gia dụng của Bát Tràng sẽ đến với từng gia đình Việt Nam, thay thế đồ bát, đĩa, dụng cụ sứ rẻ tiền, xấu và kém chất lư*ợng của nước ngoài, tràn qua biên giới vào nư*ớc ta.
    Bạn có thể chư*a tin lắm, như*ng nếu bạn đ*ược gặp nàng là giám đốc Hà Thị Vinh, ngư*ời con gái Bát Tràng, uyển chuyển và t*ươi sáng trong bộ áo dài màu men đỏ cổ xư*a của Bát Tràng, bạn sẽ cảm nhận đư*ợc niềm tin. Và bạn hãy ngắm những đồ gốm sứ Bát Tràng (bát hư*ơng, chân đèn, chân nến, tam sự, ngũ sự... ấm, chén, bát, đĩa, chậu hoa, cốc sứ Bát Tràng, Ly su Bat Trang...) muôn kiểu dáng, sáng màu men, gợi về màu đất, màu trời, màu nư*ớc, màu lửa, màu hoa, màu cỏ cây, hoa lá, màu linh thiêng trang trọng của các triều đại Lý, Trần, Lê... đư*ợc nung qua các lò nung trên nghìn độ, mà say đắm mỗi khi dùng đến nó. Khi nâng chiếc bát nhỏ thơm hư*ơng gạo mới, ta cảm như* hơi ấm bàn tay ngư*ời thợ Bát Tràng còn v*ương qua một nét hoa văn nhẹ nhàng mà bay bổng hồn Bát Tràng “không năm tháng”...
    Bát Tràng bốn mùa đi. Bức tranh tứ bình Bát Tràng đổi thay cùng tiết trời bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
    Tứ bình Bát Tràng không phải là những câu thơ đèm đẹp, bạc màu. Tứ bình Bát Tràng là mư*a phùn, gió bấc rét buốt xư*ơng da, là nắng lửa nung trên nhiệt độ thân ngư*ời, là n*ước lụt sông Hồng cuồn cuộn bão giông, là tỷ giá đồng tiền vần xoay chóng mặt, là lòng ngư*ời ấm, lạnh quắt quay... Như*ng hồn Bát Tràng vẫn lặng lẽ bay lên, làm cho chính ngư*ời Bát Tràng phải ngỡ ngàng. Ông Lê Độ, nhà giáo của Bát Tràng dẫn chúng tôi đi thăm các gian tr*ưng bày triển lãm gốm sứ truyền thống Bát Tràng vào tiết sắp sang xuân, đã thốt lên:
    - Đây là cuộc trình làng đồ gốm sứ lớn nhất, tinh tuý nhất, đa hình dạng, mẫu mã, màu sắc, có tầm vóc của làng từ trư*ớc đến nay. Thật không ngờ những màu men cổ x*ưa nhất của Bát Trang lại xuất hiện. Cô thấy không? Cái màu men đỏ ấy... của nghìn năm lại về.
    Theo chân ông Độ, chúng tôi đến gian trư*ng bày của nghệ nhân Trần Độ. Ngắm bộ s*ưu tập phục chế sáng màu men, hình dáng... đồ gốm Lý, Trần, Lê: lư* h*ương, chân đèn, thạp, bình, lọ độc bình, chum choé, bát, đĩa… hiện về những men rạn, men Nâu, men Ngọc, men Xanh Lục, Xanh d*a trời, Xanh nâu... và các dòng men quý hiếm từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XVII, XVIII, tôi ngỡ Trần Độ là một ông cụ nghệ nhân lão luyện của làng, râu tóc bạc phơ. Khi gặp mới biết Trần Độ đã từng đi qua giông bão, như*ng còn rất trẻ, chàng nhỏ nhẹ nói với chúng tôi:
    - Tôi con nhà nghèo, m*ười tuổi đã cùng bố mẹ lăn trên cục đất nhào nặn bát đĩa. Như*ng bây giờ mới hiểu, nó thiếu một linh hồn Bát Tràng có gốc, có nguồn, các cụ để lại những cổ vật trong các đình, đền, lăng tẩm, chùa, miếu, cung đình Huế... tại sao ta không tìm về để học? Nay ngư*ời Bát Tràng đã bừng tỉnh và đi tìm, như*ng không phải ai cũng tìm thấy. Toi õ chào mừng Thăng Long – Hà Nội nghìn tuổi, một nghìn cổ vật phục chế, đi trọn vẹn từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XX, để gặp gỡ hồn thiêng.
    Lang thang trong làng cổ Bát Tràng, tìm dấu những viên gạch cổ d*ưới chân, ngắm những vết nóc nhà trên những bức tư*ờng gạch cổ bị dán lấp bởi những viên than đáø, chúng tôi lạc b*ước vào nhà nghệ nhân Lê Minh Ngọc, chuyên sáng tạo các loại lọ độc bình, song bình. Ngọc đã trình làng một lọ độc bình to nhất làng, cao nhất làng (khoảng trên ba mét) bằng men tr*ường thạch vẽ tranh sơn thuỷ màu cô- ban. Nhưng chúng tôi bất ngờ bắt gặp tại lò gốm nhà anh Ngọc, những ngư*ời thợ trẻ tài hoa đang gửi hồn vào nét vẽ trên chiếc lọ độc bình to nhất, cao nhất Việt Nam, sẽ ra lò chào Xuân. Nó cao gần năm mét, cao to hơn cả tác phẩm của nư*ớc ng*ười.
    Chiếc lọ độc bình ẩn hiện hồn cha ông lớn cao dần, từ làng ra nư*ớc và vư*ơn đến năm châu... là cuộc hành trình xuyên năm tháng của ng*ười Bát Tràng khi đã nối linh hồn với tổ tiên, sông, núi, ruộng đồng.
    Mùa Xuân tiếp Mùa Xuân. Du khách năm châu và bất cứ người Việt nào đến Bát Tràng đều nhận ra nhận ra sức sống bừng tỏa của một Bát Tràng không năm tháng (tên tập bút ký của nhà thơ Hoàng Cầm)
    Làng tràn ngập hình ảnh những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm được bày trải dài theo ngõ ngách, khắp làng; cả hàng mộc, hàng thô cho đến những hàng chau chuốt, bóng bẩy, đa hình, đa sắc; cả hàng dân dụng cho đến hàng mỹ nghệ đắt tiền. Tại chợ gốm Bát Tràng, du khách được thỏa thuê ngắm nghía, và tự tay làm các sản phẩm mình yêu thích. Những hạt vòng nhỏ xíu như những chiếc cúc áo được nặn bằng tay, được viết lên các chữ cái, được nung để khách hàng trẻ lựa chọn, kết thành những câu có ý nghĩa sâu sắc theo ý mình, làm vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, móc đeo điện thoại di động…Những bộ ấm chén, bát đĩa được tạo hình khác nhau, với những màu men khác nhau, rộn sắc màu, kiểu dáng. Những bức tranh gốm rất sinh động và có hồn, trông xa như những bức tranh được các họa sĩ vè bằng sơn dầu hay màu nước. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, những hòn đất vô tri bỗng trở nên quí giá biết bao! Giờ đây, gốm Bát Tràng gần nghìn năm tuổi đã chinh phục khách hàng rộng khắp đất nước cà có một lượng không nhỏ bán sang Nhật, Pháp, Mỹ, Trung quốc, Thái Lan...
    Tâm hồn người Bát Tràng “Không năm tháng” vẽ màu, quét men, hoa văn, họa tiết tinh xảo, hài hòa, đã nâng nghề gốm thành nghệ thuật. Chị quét men bảo: “Tùy theo màu sắc của lớp men mà dùng thích hợp cho từng loại sản phẩm gốm. Có năm loại men: men rạn, men thô, men chảy, nem trơn và men lam. Có những loại men cổ bây giờ không ai pha chế được. Pha màu men cho từng chiếc một. Vẽ từng chiếc một. Những chiếc lọ lục bình to, chị phải vẽ nửa ngày mới xong một chiếc”.
    Nghệ nhân trẻ Trần Độ lúc nào cũng mải miết chạy đua cùng thời gian tìm hồn cho gốm. Tìm hồn gốm ở đâu? Tìm Hồn cổ vật Bát Tràng để tái tạo lại nét tài hoa, của anh linh cha ông gửi vào gốm:
    - Tôi đã về cung đình Huế, Hội An, đi khắp vùng đất nước tìm cổ vật gốm Bát Tràng thời Trần, Lê, Nguyễn…khôi phục lại những di vật quí mà cha ông để lại. Duyên số đã giúp chú làm một chiếc đỉnh triều Nguyễn tặng Tổng thống Mỹ; một đôi bình thời Trần có hình ảnh vợ chồng Thủ tướng Canada, chiếc bình tặng Thủ tướng Nhật Bản…nhân Hội nghị cao cấp Asean. Sắp tới kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long- Hà Nội, tôi đang gấp rút chuẩn bị một nghìn sản phẩm gốm phục chế các mẫu vật của Di tích Hoàng Thành Thăng Long.
    Sự kỳ diệu không báo trước đã chọn nghệ nhân Trần Độ khơi nguồn hồn gốm cổ. Với tài năng thiên bẩm, sự tinh tế và đồng cảm tuyệt vời cộng với trái tim đầy rung cảm nghệ thuật, anh nhận được những tinh túy mà ông cha đã ngàn năm đúc kết:
    “Những bí ẩn của men, những đường nét tạo hình, khắc khối…đâu có nằm nơi nào xa xôi. Nó gần gũi ngay bên ta, hồn hậu và dung dị. Những gì ông cha để lại là tài sản vô giá muôn đời…”
    Gốm sứ sơn mài kết nối hồn Bát Tràng xưa với hiện đại. Nếu xưa sơn mài được trang trí đơn thuần với màu bạc quì, thì nay cầu kỳ hơn với các họa tiết, hoa văn từ vỏ trứng gà, vịt, vỏ trai ốc, hến kết hợp với bạc quì, đường nét tinh xảo đẩy tới kỹ thuật và nghệ thuật.
    Các sản phẩm men rạn hiện đại được nghệ nhân Tô Thành Sơn nghiên cứu ra khoảng hai năm nay, được khách hàng nồng nhiệt đón nhận. Men rạn hiện đại khác men rạn truyền thống: kích thước rạn to hơn, lồi lên, nhìn bề mặt khô, sờ vào thấy bóng, mát tay. Vết rạn men không cần phải đánh rạn bằng son, mực Tàu, thuốc tím như xưa. Lớp men bên trên chịu nhiệt thấp hơn lớp men dưới, nên nứt ra để lộ rõ lớp men dưới, chỗ rạn sần lên như được khảm một lớp vỏ trứng gà như sơn mài.
    Các sản phẩm men kết tinh là loại men mới nhất của Bát Tràng. Cùng với sự ra đời của men huyết dụ, men kết tinh đã phá vỡ thế độc quyền xưa nay của gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Giang Tây- Trung Quốc. Loại men này, sau khi nung, bề mặt xuất hiện nhiều tràng hoa với cánh hoa lóng lánh, màu xanh trắng, hoặc vàng, hoàn toàn tự nhiên, nhìn hấp dẫn. Men càng nổ nhiều hoa, càng đều nhau thì càng giá trị.
    Các sản phẩm men ngọc bề mặt bóng, sắc lạnh, màu xanh như ngọc bích. Men ngọc đòi hỏi phải nung sơ rồi mới tráng men, hoa văn trang trí phải được vẽ trên men. Men càng xanh càng bóng, càng giống màu ngọc thì càng đẹp.”…
    Xuân Bát Tràng khai tuệ.
    Người Bát Tràng ngày nay đã không còn phải dùng than đốt lò. Các lò nung hiện đại, nhiệt độ cao, uyển chuyển biến hoá men ngọc, men nâu cổ xưa của cha ông tinh tế ánh sáng trời. Ánh sáng tâm hồn Bát Tràng ngời ngợi ẩn hiện trong từng nét hoa văn trên đất nung bay ra năm châu, bốn biển.
    Cổng làng cổ Bát Tràng tuy nhỏ, nhưng có hàng chữ lớn tiền nhân gửi lại “Ng*ưỡng di cao”(Trông lên vời vợi).
    Cửa mở ra đón gió lành nhân loại, ngư*ời Bát Tràng, ngư*ời Hà Nội – Việt Nam thế kỷ XXI hoà nhập cùng nhân loại, nh*ư gió nắng sông Nhị Hà gặp gió lớn biển Thái Bình Dư*ơng.
    Lời cha ông* còn sang sảng gọi. Thắp nén tâm nhang trong văn chỉ của làng, ng*ước trông lên tam quan đồ sộ chữ thánh hiền, ng*ười Bát Tràng thầm hứa với trạng nguyên Giáp Hải cùng các vị tiến sĩ, tiên nho, tiên hiền của làng: “Mỗi mùa xuân đến, sẽ là Xuân Bát Tràng khai tuệ”. Khai sáng trí tuệ nối tiếp từ đời này sang đời khác, ngư*ời Bát Trang đang bay đến cùng nhân loại.

    Bát Tràng Xuân 2004- 2012.</font>

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •